Đừng bỏ qua những điều này khi chở gia cầm sống bằng xe tải

Ngày đăng: 08/12/2023

Nhu cầu tiêu thụ gia cầm, đặc biệt là gia cầm tươi sống tại Việt Nam rất lớn. Do đó, vận chuyển gia cầm sống tại luôn có mật độ cao với các yêu cầu về chất lượng vận chuyển. Nếu bạn được giao nhiệm vụ vận chuyển gia cầm sống bằng xe tải thì sau đây là một số lưu ý ko thể bỏ qua.

Đừng bỏ qua những điều này khi chở gia cầm sống bằng xe tải

Đừng bỏ qua những điều này khi chở gia cầm sống bằng xe tải

Giới thiệu về xe tải chở gia cầm sống

Công dụng

Xe tải chở gia cầm sống được thiết kế để chuyên chở gia cầm sống ở thùng hàng phía sau.

Cũng như nhiều loại xe tải chở hàng khác, xe tải chở gia cầm sống có 2 phần chính là xe cơ sở (chassis) và phần thùng hàng.

Đặc biệt, phần thùng xe chở gia cầm sống có điểm khác biệt lớn so với các loại thùng loại xe tải chở hàng phổ biến (như thùng hở có mui bạtthùng kín).

Cấu tạo thùng hàng xe tải chở gia cầm sống

Vì là xe chở gia cầm sống nên thùng hàng phải đảm bảo sự thoáng khí nên cấu tạo chính sẽ là khung sườn bao quanh thanh vì các vách kín. Khung sườn cần được làm bằng vật liệu tốt, chắc chắn, chịu được trọng tải lớn và các rung động khi xe di chuyển.

Xe tải chở gia cầm Hino 300

Xe tải chở gia cầm Hino 300 (Hotline: 0906 720 101)

Vật liệu đóng thùng bằng inox chắc chắn, được dập lá me để tăng độ bám, hạn chế hàng hóa dịch chuyển làm va đập khi vận chuyển.

Phía trong thùng hàng được trang bị các lồng nhựa chứa gia cầm sống vào bên trong.

2 loại xe tải chở gia cầm

Hiện nay xe tải chở gia cầm sống được chia làm 2 loại là thùng không tầng và thùng có tầng.

- Thùng không tầng:các lồng đựng gia cầm được xếp kín (chỉ chừa khoảng cách chiếm không gian của 1 đến 2 lồng).
- Thùng có tầng: thường được chia thành 4 - 5 tầng, và có khoảng cách giữa các tầng chứa lồng đựng gia cầm.

Chú ý: Số lượng lồng đựng gia cầm tùy thuộc vào kích thước lọt lòng thùng hàng và tải trọng cho phép được Cục đăng kiểm Việt Nam quy định.

Lưu ý khi chở hàng gia cầm sống bằng xe tải

Nguyên tắc xếp dỡ lồng gia cầm trên xe tải

Để đảm bảo an toàn chất lượng cho gia cầm trong quá trình vận chuyển, các chủ xe và lái xe khi xếp hàng cần làm theo các nguyên tắc sau:

Kiểm tra tình trạng thùng

Trước khi xếp, dỡ lồng chứa gia cầm, bạn cần xem kỹ tình trạng thùng hàng:
- Kiểm tra bên trong và ngoài thùng hàng.
- Kiểm tra cửa (bửng) thùng: đảm bảo cửa (bửng) đóng mở an toàn.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh sàn thùng, thùng chứa chất thải, lồng chứa gia cầm.
- Kiểm tra kích thước lọt lòng và tải trọng cho phép.
- Khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng cần khắc phục trước khi xếp dỡ hàng, tránh những tổn thất nguy hại cho người và hàng hóa.

Xếp lồng gia cầm ngay ngắn

Khi xếp lồng gia cầm lên xe cần cẩn thận, sao cho gọn gàng và ngay ngắn từ thùng đầu tiên đến thùng cuối. Lộng nặng dưới và lồng nhẹ ở phía trên. Tránh tình trạng thùng bị vênh ra ngoài và chèn ép để nhét vừa.

Phân bố lồng gia cầm đều

Không để lồng gia cầm dồn hết về một phía khi xếp lên thùng xe để tránh rơi đổ và va chạm khi thừa quá nhiều khoảng trống.

Xếp dỡ lồng gia cầm theo trình tự

Lồng chứa gia cầm phải được xếp từ trước ra sau và dỡ lồng chứa gia cầm thì ngược lại, nhằm tránh tình trạng đổ ngã khi phanh gấp.

Lưu ý khi lái xe tải chở gia cầm sống

- Không chở quá tải trọng cho phép
- Chú ý quan sát trước khi mở hoặc đóng cửa. Gài cố định cửa tránh va đập
- Số lượng gia cầm trong một lồng chứa phải phù hợp, tránh tình trạng gia cầm bị ngộp.
- Sử dụng thêm bạt phủ để hạn chế tác động của thời tiết ảnh hưởng đến gia cầm.
- Đảm bảo vệ sinh trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo thoáng khí trong suốt thời gian xếp dỡ và vận chuyển
- Kiểm tra tổng quan xe lần cuối trước khi bắt đầu di chuyển
- Vệ sinh thùng hàng sạch sẽ sau mỗi lần vận chuyển gia cầm là yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của thùng

Lời kết

Mong rằng những lưu ý trên sẽ hữu ích cho chủ xe và các bác tài khi sử dụng xe tải chở gia cầm. Nếu các bạn cần tìm mua thêm xe tải chở gia cầm có thể liên hệ chúng tôi qua hotline hoặc các nút liên hệ trên màn hình để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn nhé!